Nhà lá lợp bằng lá dừa nước tạo cho chúng ta một không gian thoáng đãng, trong lành, đem lại cho chúng ta một cuộc sống tốt, gần gũi với môi trường. Hơn nữa, việc lợp nhà lá bằng lá dừa nước giúp chúng ta tiết kiệm được một khoản chi phí đầu tư xây dựng so với việc lợp mái bằng các vật liệu khác. Nhưng không phải ai cũng biết ưu điểm và cách lợp. Dưới đây, Mái lá Thảo vinh xin giới thiệu tới các bạn một số ưu điểm và cách lợp nhà bằng lá dừa nước cực đơn giản.
I. Nhà lợp bằng lá dừa nước có ưu điểm gì?
1. Tiết kiệm chi phí
Lợp nhà lá bằng lá dừa nước giúp ta tiết kiệm một khoản tiền lớn cho chi phí xây dựng. Bởi lá dừa nước rất dễ kiếm và mua được nó với chi phí rẻ. Những người nông dân ở miền quê sông nước hoặc quê hương của những trái dừa nước thì việc tìm kiếm nguyên liệu lá dừa nước là cực kỳ đơn giản. Chính điều đó đã tiết kiệm được một khoản chi phí lớn.
Vườn dừa nước
Với cách làm đơn giản và chi phí nguyên liệu rẻ và dễ kiếm nên nhà lá cũng dễ dàng cải tạo lại, sửa sang hoặc làm mới. Với đặc thù của vùng quê sông nước hay xảy ra thiên tai gây ảnh hưởng đến những ngôi nhà, thì việc xây dựng những căn nhà lá lợp bằng lá dừa nước thuận tiện sẽ giúp họ nhanh chóng sửa sang, khôi phục lại căn nhà của mình. Hoặc có thể họ cảm thấy mái nhà có chỗ bị mục nát, ta dễ dàng có thể thay thế những chiếc lá đó bằng những chiếc lá mới để tránh mưa dột và ánh nắng rọi vào nhà.
2. Không gian nhà gần gũi, hạn chế tiếng ồn khi trời mưa
Nó đem lại cho chúng ta cảm giác trong lành, thoáng mát, yên bình, mang đậm phong cách của miền quê sông nước. Cuộc sống ồn ào và ngột ngạt nơi đô thị làm cho con người ta muốn tìm đến nơi thoáng đãng để có thể tận hưởng không khí mát mẻ. Do đó, việc lựa chọn đến những nơi du lịch sinh thái mang đậm phong cách quê hương sẽ giúp ta cảm thấy thoải mái và nhẹ nhàng hơn.
Nhà lá lợp bằng dừa nước ở vùng sông quê
Vào những ngày mưa, nhà lá giúp ta tránh được những tiếng ồn của hạt mưa rơi xuống mái. Ta có thể thấy, với mái nhà tôn thì khi trời mưa rơi xuống sẽ rất ồn, làm ta có một cảm giác nào đó không thích trời mưa, thì việc chọn nhà lá giúp ta có một không gian yên tĩnh hơn.
3. Phù hợp xây dựng với nhiều địa hình, khu vực
Với trọng lượng nhẹ, cho nên nhà lá có thể được lớp ở nhiều nơi khác nhau như mặt sông, mặt hồ, khoảng đất nhỏ, … Ta có thể cắm những chiếc cọc tre cố định, sau đó làm sàn nhà kiên cố mà đơn giản trên mặt sông. Hoặc có thể kết những chiếc cọc tre với nhau tạo thành những chiếc bè. Những chiếc bè đó sẽ được cố định cạnh ven sông – đó chính là nền nhà, chúng ta có thể dễ dàng tạo được những ngôi nhà lá lợp bằng dừa nước trên đó đơn giản mà thuận tiện. Những ngôi nhà lá ven sông như vậy rất thuận tiết cho việc chúng ta di chuyển đi lại trên cạn cũng như dưới nước.
Nhà lá ven sông
Những người dân ở miền quê sông nước thì việc dựng nhà lá trên mặt sông là một lựa chọn hiệu quả vì họ tận dụng được những nguyên liệu thiên nhiên quanh họ.
Những ngôi nhà lá chắc chắn và được lợp kỹ lưỡng cẩn thận thì nó có thể duy trì được nhiều năm với việc trả qua những mùa mưa gió, bão bùng.
II. Ứng dụng của lợp nhà lá bằng lá dừa nước
Hiện nay, với nền kinh tế ngày càng phát triển cùng với việc kiến trúc đô thị cũng phát triển theo, xuất hiện rất nhiều chung cư, biệt thự, … tạo cho chúng ta cảm giác ngột ngạt, khó thở. Thì việc xây dựng những ngôi nhà đơn sơ, giản dị được lợp bằng lá dừa nước tại các khu du lịch sinh thái mang đậm phong cách quê nhà đem lại cho nhiều du khách cảm giác gần gũi, thân thuộc.Ngoài ra, những ngôi nhà lá rất mát mẻ, nó không hấp thụ ánh nắng như những tấm tôn, mái trần bê tông của những ngôi nhà cao tầng. Đến với những ngôi nhà lá này, họ được hòa mình với thiên nhiên, tận hưởng cảm giác sảng khoái trong lành nơi đất trời thoáng đãng.
Nhà lá ở khu du lịch
Việc xây dựng nhà lá tạo cho các ngôi nhà mang một phong cách cổ xưa với những vật liệu thiên nhiên quen thuộc, giúp cho du khách cảm thấy nhẹ nhàng, mát mẻ. Những ngôi nhà lá đơn sơ mà mộc mạc mang đậm phong cách quê hương Việt Nam. Điều đó, giúp cho các khu du khách thu hút được nhiều khách du lịch tới tham quan và tận hưởng. Do đó nhà lá lợp bằng lá dừa nước góp phần phát triển du lịch.
Nhà lá được ứng dụng ở những nơi mang tính truyền thống
Cùng lúc ta có thể kết hợp việc xây dựng nhà lá với những món ăn truyền thống phù hợp với phong cách ngôi nhà sẽ tạo cho khách du lịch cảm giác được tận hưởng những gì gần gũi với đời sống miền quê. Xây dựng như vậy cũng góp phần tạo nên sự hài hòa giữa món ăn truyền thống với những mái nhà thân thuộc. Chính vì thế, làm cho du khách càng muốn đắm chìm tận hưởng khoảng thời gian nghỉ ngơi tại những nơi du lịch như vậy.
Nhà lá ở các nhà hàng, khu nghỉ dưỡng
III. Nhà lá – kiến trúc nhà ở truyền thống của miền tây Nam Bộ.
Chắc hẳn ai cũng biết, với đặc điểm của miền tây Nam bộ là sống ở vùng sông nước, thì có lẽ nhà lá lợp bằng dừa nước là đặc trưng nơi đây. Nó gắn liền trên những con sông êm đềm với những bóng dừa xanh mướt ngả bên dòng sông, với những con thuyền chở đầy ước mơ và hoài bão lớn, với những trái ngọt thơm ngon chính là hương vị tạo lên tình yêu và sức sống mãnh liệt của con người nơi đây.
Nhà lá trên sông
Với những ngôi nhà đơn sơ mà hết sức bình dị, nó được tạo nên từ những đôi bàn tay khéo léo của người dân nơi đây đã tạo dựng rất chắc chắn. Ngôi nhà đó giúp cho họ tránh được những cái nắng gay gắt của ngày hè oi ả, những buổi chiều mưa giông vội vã. Chỉ đơn giản mà bình dị như vậy thôi cũng tạo cho họ nhiều những ký ức đẹp nơi vùng quê sông nước thơ mộng.
Hơn nữa với đặc tính của vùng quê sông nước thì họ không di chuyển nhiều trong không gian sống, nên những cái nhà được coi là tạm bợ nhưng rất chắc chắn của người dân miền Tây sông nước vẫn là truyền thống nơi đây.
Nhà lá ở miền Tây Nam Bộ
Ngoài ra, đặc thù của miền Tây nam bộ là vùng đất xính bùn, cho nên việc đóng gạch và là nhà ngói rất khó khăn. Họ chỉ có thể đóng những cây cọc trên sông để dựng những mái nhà lá tạm bợ nhưng rất chắc chắn. Nó cũng giúp tiết kiệm được một khoản chi phí lớn trong việc xây dựng một ngôi nhà kiên cố, bởi không phải gia đình nào cũng có đủ điều kiện để xây dựng.
IV. Hướng dẫn cách lợp nhà lá đơn giản
1. Kinh nghiệm chọn nguyên liệu lá dừa nước
Với nguyên liệu chính là lá dừa nước, thì việc lựa chọn lá dừa nước rất quan trọng. Một số kinh nghiệm chọn lá dừa:
- Những tàu lá được chọn là tàu lá vừa chín tới, nó không được già quá hoặc non quá. Những lá này phải đủ độ xanh, không có sâu bọ gì trên lá. Chúng được hái rồi đem xé từng cặp và phơi với khoảng thời gian từ 10 đến 15 ngày, khi đã đủ độ khô thì ta có thể sử dụng được.
Kinh nghiệm chọn lá dừa
- Một kỹ thuật nữa rất quan trọng đó là chằm lá dừa nước. Lá dừa sau khi được chọn lựa kỹ càng và hái về sẽ được người dân hái về đem phân loại, tách đôi rồi phơi khô. Với những lá to ta có thể tách đôi, sau đó buộc hoặc kẹp thành những mảng lớn rồi đem phơi khô.
Kinh nghiệm chằm lá dừa nước
- Hơn nữa để lá dừa được lâu, xanh và không bị mục thì cột nhà phải có táng để chống đỡ, đảm bảo cho việc lá cây không bị huỷ hoại nhanh. Và đòn tay trên mái cũng phải chắc được chọn như cây cao, cây tràm, đảm bảo được bền vững lâu dài.
2. Những lưu ý với cách lợp nhà lá bằng lá dừa nước
Dưới đây là một số lưu ý khi lợp nhà lá bằng lá dừa nước:
- Để đảm bảo cho mái nhà được vững chắc, độ cao an toàn, không dột, mưa không hắt, đủ ánh sáng vào nhà thì người thợ cần sử dụng thước tam giác đều 1 cạnh dài 41.5 cm tính độ phơi của mái trung bình cộng thêm 1,5 cm. Ta phải lựa chọn sao cho phù hợp, độ cao vừa đủ, không được cao quá có thể gây mưa hắt và lá cây nhanh mục, cũng không được thấp vì sẽ không có đủ ánh sáng thiên nhiên hắt vào nhà.
Kỹ thuật lợp nhà lá bằng lá dừa nước
- Việc cần thiết phải làm là cần tính được độ dày của mái lá được lợp. Nếu lợp thưa quá có thể gây dột khi mưa, nắng chiếu rọi vào nhà. Nếu lợp dày quá cũng gây bí cho ngôi nhà và tốn nhiều lá. Ta có thể lợp dày là mỗi tấm lá đôi cách nhau 10 cm và lá đơn 8 cm, thưa thì 15 cm.
- Ngoài ra để tạo thẩm mỹ cho ngôi nhà thì ta cũng phải chú ý đến cách buộc lạt ở trái hoặc phải cây rui. Buộc sao cho giấu mối thật kỹ. Buộc sao cho dưới mái nhà cũng trên nóc không bị gồ ghề. nó không chỉ tạo thẩm mỹ cho ngôi nhà mà nó còn đem lại cho chúng ta cảm giác chắc chắn khi sống trong ngôi nhà.
Nhà lợp bằng lá dừa nước hoàn chỉnh
- Sau khi 2 mái lợp xong thì ta phải lợp kín phần giáp mí của 2 mái, trên cây đòn dông. Ta có thể dùng luôn bằng lá dừa nước hoặc thay vào đó là ngói đỏ. Sau khi xong ta cần làm thêm tấm vỉ tre dằn lên mái để cho mái không bị tốc lóc khi mưa bão.
- Một mái nhà vững chắc cần có độ dày của lá là 20 cm đảm bảo được độ vững chắc của mái nhà. Nếu đạt được yêu cầu đó ta có thể sử dụng tới 10 năm mà chưa cần hay mái.
- Sau khi lợp xong, ta tiến hành dựng vách hai bên đầu xông. Phần tiếp giáp mặt đất ra có thể dùng tre chống lên, rồi sau đó ta đan lá dừa vào sao cho kín và bắt mắt.
MỌI VẤN ĐỀ CẦN TƯ VẤN, QUÝ KHÁCH VUI LÒNG LIÊN HỆ
MÁI LÁ THẢO VINH ĐƠN VỊ UY TÍN NHIỀU NĂM