Nói về cách lợp nhà mái lá dừa nước, thì không phải ai cũng biết vì đây là kinh nghiệm dân gian chứ không có 1 trường lớp nào hướng dẫn.
1. Tìm hiểu kinh nghiệm chọn nguyên liệu trước khi tiến hành cách lợp nhà bằng lá dừa nước
Kinh nghiệm khi lựa chọn nguyên liệu lá dừa cũng là một yếu tố quan trọng: Những tàu lá được lựa chọn phải là những tàu lá vừa chín tới, không có sâu bọ hại thân. Để có một mái nhà đẹp lợp bằng lá dừa nước thì chúng ta trải qua nhiều công đoạn, chúng ta phải chọn những tàu lá dừa nước có màu xanh đậm chứng tỏ lá có nhiều ngày tuổi, từ những tàu lá đó được chặt rồi xé làm đôi, phơi theo từng cặp, thời gian phơi khoảng 10 đến 15 ngày ta mới có thể sử dụng.
Kỹ thuật chằm lá dừa nước: Mặc dù cách lợp nhà bằng lá dừa nước không cần nhiều về kỹ thuật nhưng quan trọng ở quá trình chằm lá mà người dân miền Tây rất thành thạo. Sau quá trình thu thập lá dừa nước, người thợ sẽ phân loại lá dừa theo từng chủng loại kích thước khác nhau. Lá xé là loại lá dừa nhỏ, được chặt thành nhiều mảnh bằng nhau, chẻ đôi ngay cọng đem đi phơi khô.
Đối với loại tàu lá lớn hơn sẽ được dùng kỹ thuật “chằm” để tạo thành từng mảnh. Lá dừa được rọc tách lìa, sau đó dùng dây lạt buộc lại, kẹp vào phần trục là một cây tròn nhỏ, đan lại thành từng mảnh lớn. Một tấm lá dừa nước có độ dài khoảng 1m, sau quá trình phơi khô có thể bắt đầu tiến hành lợp nhà.
Để lá không mau mục, cột nhà phải có táng, thường bằng đá xanh, rất vững. Và rui mè, đòn tay, cây trính…đều được làm bằng gỗ quý trong vườn, cay sao, cây mù u, hay cây tràm…tùy theo khả năng, sao cho năm năm thay lá một lần chứ sườn nhà thì vĩnh cửu.
2. Những lưu ý với cách lợp nhà bằng lá dừa nước của nhân dân miền Tây Nam Bộ
Để lợp nhà đảm bảo không bị dột, có độ bền cao thì phải tính toán sao cho “đậu thước”. Người thợ sử dụng cây thước nách, còn gọi là thước ba (hình tam giác đều, 3 cạnh bằng nhau, mỗi cạnh dài 41,5cm). Từ nóc nhà đặt cây thước nách, tính độ phơi mái cộng thêm trung bình là 1,5cm. Nếu gia đình có điều kiện thì nâng mái lên là 2cm. Nếu nhà không có điều kiện thì độ phơi mái hạ xuống 1cm. Vì nếu mái lá cao thì nhà thông thoáng nhưng mái lá nhanh mục. Ngược lại mái lá thấp, nhà sẽ tối nhưng lâu phải thay lá hơn.
Cách lợp nhà bằng lá dừa nước tuy khá đơn giản nhưng đòi hỏi cũng phải tính toán, thao tác kỹ thì mới đạt về kỹ thuật và mỹ thuật nếu không phải là người dân của vùng. Trước khi lợp nhà thì chủ nhà hoặc ông thợ chánh phải thống nhất với kíp thợ lợp nhà về ni tấc. Nếu lợp dày thì mỗi tấm lá đôi cách nhau 10cm, lá chiếc 8cm. Nếu lợp thưa thì khoảng cách là 15cm. Khoảng cách này gọi là “li lá”. Lợp dày gọi là lợp “khít mắt”.
Khi đã thống nhất độ dày thưa mỗi li lá thì người mỗi thợ dùng lòng bàn tay của mình làm “cây cỡ” để đo khoảng cách các li lá làm sao cho tất cả đều cỡ với nhau. Cũng giống với kỹ thuật lợp mái lá cọ , người thợ chính hoặc chủ nhà ở dưới đất sẽ điều chỉnh độ dày thưa cho từng người thợ.
Để cho mái nhà đẹp thì khi lợp còn phải thống nhất là chỉ xỏ lạt bên phải hoặc trái cây rui. Khi buộc tấm lá vào rui thường theo kiểu “mối chéo cánh gà” hay còn gọi là “mối chuột” và phải giấu mối thật kỹ. Người điều khiển bên dưới phải luôn nhắc thợ phải vặn dây lạt sát tấm lá, gọi là “vặn khu ốc”. Cách dựng nhà lá là lợp từ dưới lên trên.
Khi 2 mái đã lợp xong thì phải xốc nóc, tức là lợp kín phần giáp mí giữa 2 mái nhà, chỗ nằm phía trên cây đòn dông. Đối với cách lợp nhà bằng lá dừa nước trước kia, xốc nóc cũng sử dụng bằng lá dừa nước, nay nhiều nhà sử dụng tấm xốc nóc làm sẵn bằng gốm đỏ Vĩnh Long. Sau khi lợp mái xong còn phải làm tấm vĩ tre dằn lên mái lá tấm vĩ tre, gọi là “tấm rã”. Tấm rã giúp cho mái lá nằm thẳng thóm, không bị tốc mái khi mưa to, gió lớn.
Hướng dẫn lợp mái lá dừa nước thường được lợp với độ dày vào khoảng 20cm, hoặc có thể đến 25cm để đảm bảo sự bền vững. Một mái nhà được lợp đúng quy cách có thể cho thời gian sử dụng lên đến 10 năm.
Sau khi lợp mái xong đến phần dừng vách 2 bên đầu xông. Phần tiếp giáp mặt đất dùng tre, trúc làm khung sườn và dừng vách bằng lá chằm hoặc lá xé. Để đảm bảo bền chắc, thẩm mỹ và an toàn thì khi dừng vách đến đầu cột hàng ba thì dừng lại. Công việc tiếp theo là dùng thanh tre, trúc làm cây ép lép để dằn bên ngoài vách lá, buộc chặt vào bộ khung vách
Ngày nay trên thị trường đã bán vật liệu lá dừa nước chằm sẵn, chỉ cần mua về thuê đội thợ thi công, tuy nhiên đối với nhân dân miền Tây họ có thể tự chằm và tự thi công luôn.
Cách lợp nhà bằng lá dừa nước rẻ như thế nào ?
Nếu làm nhà lá tiết kiệm diện tích với cột, kèo là cây đước, đòn tay tre tầm vông thì chi phí khoảng từ 350.000đ – 420.000đ/m2 bao gồm toàn bộ vật tư và nhân công. Đây là đối với làm nhà lá dừa nước thi công trọn gói.
Cách lợp nhà bằng lá dừa nước giá rẻ nhờ giá lá dừa nước lợp nhà: nếu tính riêng chi phí mua lá dừa nước để lợp mái thì có giá khoảng 250.000đ/100 lá lợp là lá đã chằm sẵn. Còn nếu mua tại vùng chuyển sản xuất có thể giá sẽ rẻ hơn, khoảng 200.000đ/100 lá lợp. Tuy nhiên, sau 10 năm bạn nên thay lá một lần để tránh những tình trạng dột, mủn, tốc mái… Với chi phí rẻ nên những nhà hàng, những homestay đã tận dụng rất triệt để mang đến nguồn lợi lớn. Vậy mua lá dừa nước ở đâu? Chúng ta lên mạng và liên hệ với những cửa hàng bán vật liệu làm nhà để chọn được lá dừa nước đảm bảo chất lượng.
Những mẫu nhà lá phục vụ hiện nay không còn đơn thuần là ngôi nhà ở tạm cư của người dân miền Tây Nam Bộ mà còn trở thành yếu tố thu hút khách du lịch cũng như mang lại giá trị kinh tế cao bởi vẻ đẹp thu hút, lôi cuốn từ mái nhà lá dừa nước. Từ trong dân gian, cách lợp nhà bằng lá dừa nước hoàn chỉnh hơn ở hiện đại đảm bảo kéo dài tuổi thọ của mái lá, phải sau 10 năm mới cần thay lá một lần, vì thế mái lá được sử dụng nhiều cho việc xây dựng khu nhà nghỉ dưỡng, quán cafe, nhà hàng…
MỌI VẤN ĐỀ CẦN TƯ VẤN, QUÝ KHÁCH VUI LÒNG LIÊN HỆ
MÁI LÁ THẢO VINH ĐƠN VỊ UY TÍN NHIỀU NĂM